Phân loại Thú_lông_nhím_mỏ_ngắn

Thú lông nhím mỏ ngắn lần đầu tiên được mô tả bởi George Shaw vào năm 1792. Ông đặt tên chúng là Myrmecophaga aculeata, vì nghĩ rằng nó có thể được liên quan đến thú ăn kiếnNam Mỹ. Kể từ khi Shaw lần đầu tiên mô tả loài này, tên của nó đã trải qua bốn phiên bản là: M. Hystrix Ornithorhynchus, Echidna Hystrix, Echidna aculeata và cuối cùng là Tachyglossus aculeatus.[3][4] Tên Tachyglossus có nghĩa là "lưỡi nhanh",[3] bởi tốc độ mà thú lông nhím sử dụng lưỡi của chúng để bắt con mồi,[3] và aculeatus có nghĩa là "gai" hay "trang bị gai".[3]

Các thú lông nhím mỏ ngắn là các thành viên duy nhất của chi [5]. Chúng cùng với các loài thú lông nhím mỏ dài thuộc chi Zaglossus còn tồn tại là những thú lông nhím duy nhất ở New Guinea.[6] Trong đó các loài thú lông nhím mỏ dài có số lượng[7] đáng kể hơn so với thú lông nhím mỏ ngắn, và chế độ ăn của chúng bao gồm cả sâuấu trùng chứ không phải chỉ có kiến và mối [8] Các loài thú lông nhím mỏ ngắn là các động vật có vú đẻ trứng, cùng với thú mỏ vịt là các động vật đơn huyệt còn tồn tại trên thế giới.[9]

Năm phân loài thú lông nhím mỏ ngắn được tìm thấy tại các vùng địa lý khác nhau. Các phân loài khác nhau chiều dài và chiều rộng cột sống, kích thước của móng vuốt chi sau[10]

Hóa thạch đầu tiên của thú lông nhím mỏ ngắn cách đây khoảng 15 triệu năm trước, thời Đại Pleistocene, và mẫu vật lâu đời nhất được tìm thấy trong các hang động ở Nam Úc, được tìm thấy cùng với các hóa thạch của thú lông nhím mỏ dài. Thú lông nhím mỏ ngắn thời tiền sử được coi là giống hệt với hậu duệ hiện đại của chúng ngoại trừ chúng có kích thước nhỏ hơn khoảng 10%.[9][12]

Một con thú lông nhím mỏ ngắn T. a. setosus tại Vườn quốc gia Mount Field, Tasmania

Thú lông nhím mỏ ngắn thường được gọi là thú ăn kiến gai trong các tài liệu cũ, mặc dù thuật ngữ này bị bỏ từ khi thú lông nhím đã được chứng minh là không liên quan đến các thú ăn kiến. Trong ngôn ngữ bản địa, nó mang rất nhiều tên gọi khác nhau. Những người NoongarWestern Australia gọi nó là nyingarn. Phía tây nam của Trung tâm Úc, Alice Springs, ngôn ngữ Pitjantjatjara gọi là tjilkamata hoặc tjirili, từ tjiri có thể bắt nguồn từ tên loại cỏ Triodia (Triodia irritans) hoặc cũng có nghĩa là "chậm chạp".[13] Trung tâm bán đảo Cape York, nó được gọi là (minha) kekoywa ở Pakanh, minha là một ý nghĩa là "thịt" hoặc "động vật", (inh-) ekorak ở UW Oykangand và (inh-) egorag ở UW Olkola, inh có ý nghĩa như là một loại "thịt" hoặc "động vật".[14] Ở các vùng cao nguyên phía Tây nam New Guinea, nó được biết đến như là mungwe trong ngôn ngữ Daribi và Chimbu.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thú_lông_nhím_mỏ_ngắn http://www.dpiw.tas.gov.au/internnsf/WebPages/BHAN... http://www.geocities.com/Athens/Delphi/2970/echidn... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://animaldiversity.ummz.umich.edu/site/account... http://animaldiversity.ummz.umich.edu/site/account... http://www.boldsystems.org/index.php/TaxBrowser_Ta... http://fossilworks.org/bridge.pl?a=taxonInfo&taxon... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=106... http://www.iucnredlist.org/details/41312 http://www.tierstimmen.org/en/database?field_spec_...